BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN-ĐIỆN TỬ

I. Giới thiệu chung

Bộ môn Kỹ thuật điện-điện tử trực thuộc Khoa Điện - Điện Tử, Trường Đại học Thủy Lợi được thành lập từ năm 1959. Bộ môn có nhiệm vụ tổ chức đào tạo Đại học và Thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện; tham gia giảng dạy một số học phần cho các ngành: Điều khiển & Tự động hóa, Kỹ thuật robot & Hệ thống thông minh và Điện tử viễn thông. Bộ môn cũng tham gia giảng dạy học phần Kỹ thuật điện hệ đại học các ngành Kỹ thuật khác trong toàn trường.

II. Nhân sự

STT

Họ và tên

Chức vụ

Địa chỉ email

1.

 TS. Nguyễn Quang Thuấn

GVC - Trưởng bộ môn

2.

 TS. Nguyễn Văn Vinh

GV - Phó Trưởng BM

3. 

 PGS.TS Phạm Văn Hòa

Giảng viên cao cấp

4.

 TS. Nguyễn Nhất Tùng

GVC - Trưởng khoa

5.

 TS. Lê Quang Cường

Giảng viên chính

6.

 PGS.TS Lê Công Thành

Giảng viên cao cấp

        [email protected]

7.

 ThS. Nguyễn Minh Lợi

Giảng viên

8.

 ThS. Lê Thị Hương

GV - NCS Ai-len

9.

 ThS. Nguyễn Phú Sơn

GV - NCS Đức

10.

 TS. Hoàng Trung Thông

Giảng viên

11.

 TS. Lê Tuấn Anh

GV - Sau TS Mỹ

12.

 PGS.TS Đỗ Đức Tôn

Giảng viên

          [email protected]

13.

 TS. Nguyễn Thị Huyền Phương

GV - Sau TS Úc

14.

 TS. Trần Nhật Nam

GV - Sau TS Úc

15.

 TS. Trần Hùng Cường

Giảng viên

        [email protected]

16.

 TS. Bùi Anh Tuấn

Giảng viên

        [email protected]

17.

 TS. Phạm Thị Thuỳ Linh

Giảng viên

         [email protected]

18. 

 TS. Đinh Hải Lĩnh

Giảng viên chính 

         [email protected]

19.

 TS.  Nguyễn Công Chính

Giảng viên

         [email protected]

20.

  PGS.TS Nguyễn Minh Ý

Giảng viên cao cấp

         [email protected]

 

III. Cơ sở vật chất

Thiết bị phòng thí nghiệm/module thực hành được trang bị hiện đại, bao gồm:

  • Thí nghiêm Mạch điện
  • Thí nghiệm và thực hành Máy & Thiết bị điện
  • Thí nghiệm Hệ thống điện & hệ thống cung cấp điện (Thí nghiệm xác định thông số các phần tử trong hệ thống, Hòa đồng bộ các loại nguồn điện, Bảo vệ & điều khiển trong hệ thống điện)
  • Thí nghiệm và thực hành hệ thống điện có nguồn năng lượng tái tạo (Điện giớ & Điện mặt trời)
  • Thí nghiệm và thực hành hệ thống điện công nghiệp và dân dụng

Dưới đây là một số hình ảnh thiết bị phòng thí nghiệm/thực hành điển hình:

Toàn cảnh phòng thí nghiệm Máy điện

Thí nghiệm và thực hành điều khiển động cơ điện

Thí nghiệm kết nối, điều khiển nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện

Thiết bị thí nghiệm máy & thiết bị điện của hãng LUCAS-NÜLLE (Đức)

Thí nghiệm hệ thống bảo vệ hệ thống điện của hãng LUCAS-NÜLLE (Đức)

Mô hình thí nghiệm hệ thống điện dân dụng (Châu Âu)

IV. Những thành tích đã đạt được

1. Nhiều năm liền được đánh giá là Bộ môn xuất sắc của Nhà trường.

2. Có nhiều bài báo được công bố khoa học trên các Tạp chí, Hội nghị khoa học uy tín trong nước và quốc tế hằng năm.

3. Biên soạn nhiều giáo trình, sách chuyên khảo được các Nhà xuất bản uy tín trong nước và quốc tế ấn hành.

V. Các hướng nghiên cứu

1. Nghiên cứu ứng dụng các công cụ mô phỏng điện từ trường trong tính toán, phân tích, thiết kế và vận hành hệ thống điện

2. Quy hoạch phát triển năng lượng và điện lực.

3. Phân tích, đánh giá nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy và điều khiển nâng cao ổn định hệ thống điện có các nguồn năng lượng tái tạo.

4. Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện kỹ thuật mới trong bảo vệ, quản lý giám sát và điều khiển từ xa (SCADA) trong hệ thống điện. Nâng cao độ chính xác định vị sự cố trên đường dây truyền tải trên không và đặc biệt là hệ thống cáp ngầm.

5. Nghiên cứu Quá điện áp (nội bộ và sét) và biện pháp chống quá điện áp trong hệ thống điện.

6. Nghiên cứu kết nối, vận hành hiệu quả các nguồn năng lượng mới và tái tạo trong hệ thống điện Việt Nam.

7. Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện năng. Quản lý nhu cầu điện năng (DSM).

8. Nghiên cứu các hệ thống điện nhỏ (Microgrid) và lưới điện thông minh (Smartgrid)

9. Nghiên cứu thị trường điện

VI. Định hướng phát triển

1. Không ngừng phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, yêu nghề, đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học của ngành nghề đào tạo góp phần khẳng định thương hiệu Khoa Điện-Điện tử, Trường Đại học Thủy Lợi với xã hội và môi trường quốc tế.

2. Các chương trình đào tạo do Bộ môn phụ trách được thiết kế triển khai dựa vào chuẩn đầu ra của người học trên cơ sở lấy ý kiến của chuyên gia, doanh nghiệp, tham khảo các chương trình đào tạo tiên tiến, tiêu chuẩn kiểm định quốc gia và quốc tế. Đề cương các học phần của chương trình đào tạo được cập nhật, chỉnh sửa theo từng học kỳ trên cơ sở tổ chức tổng kết, đánh giá của Bộ môn nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.

3. Phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên các Tạp chí, Hội nghị khoa học uy tín trong nước và quốc tế; Tổ chức triển khai thực hiện các đề tài/dự án khoa học công nghệ thiết thực hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn đặt ra.

4. Thường xuyên đề xuất nhà trường trang bị cơ sở vật chất phục vụ tốt nhất công tác đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

5. Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các chương trình thực tập, cơ hội việc làm cho sinh viên; xây dựng, triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp.

VII. Địa chỉ liên hệ

- Bộ Môn Kỹ thuật Điện - Điện tử: P409-A1, ĐH Thủy lợi, 175 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội

- TS. Nguyễn Quang Thuấn: 0912377008

Email: [email protected]

Website: http://ee.tlu.edu.vn

- Fanpage:

      https://www.facebook.com/ktdtlu

      https://www.facebook.com/KhoaDienDientuTLU/