Ngành Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và là ngành có nhu cầu nhân lực cao ở Việt Nam và trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành công nghiệp bán dẫn, và thiết kế vi mạch, internet vạn vật IoT có nhu cầu nhân lực chất lượng cao khoảng 2.000 kỹ sư mỗi năm. Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành học cung cấp nhiều nhân lực nhất. Tại Việt Nam, hầu hết các trường đại học khối kỹ thuật cùng một số trường tư đào tạo ngành này. Tuy nhiên, chương trình học không giống nhau hoàn toàn.
Phòng thí nghiệm điện tử viễn thông
Chương trình học Ngành Điện tử Viễn thông của Trường đại học Thủy lợi sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức sâu về nhiều lĩnh vực.
Kiến thức cơ sở ngành: Đầu tiên là sinh viên sẽ được trang bị kiến thức mạch điện tử tương tự, mạch điện tử số, kiến trúc máy tính, vi xử lý, thiết kế mạch điện tử sử dụng máy tính từ đó sinh viên có thể thết kế các sản phẩm phần cứng. Thứ hai là kiến thức về lập trình phần cứng, lập trình nhúng và lập trình IoT. Thứ ba là kiến thức về tín hiệu, xử lý tín hiệu số, xử lý ảnh, truyền thông số. Thứ tư là kiến thức về truyền thông vô tuyến, thiết kế chế tạo Anten và thiết bị siêu cao tần cho mạng 5G.
Kiến thức chuyên ngành sinh viên sẽ được lựa chọn theo 3 hướng:
Hướng về thiết kế vi mạch: Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức thiết kế mạch điện tử tương tự và số, thiết kế mạch Analog CMOS, thiết kế IC tương tự, thiết kế số dùng VHDL, thiết kế IC số.
Hướng về vạn vật kết nối IoT: Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về mạng máy tính, kiến trúc và giao thức IoT, điện toán đám mây, nền tảng web, phát triển ứng dụng IoT.
Hướng về mạng viễn thông: Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về mạng máy tính, mạng truyền thông quang, hệ thống viễn thông, truyền thông di động, quản trị mạng viễn thông.
Mô hình giảng dạy IoT
Thời gian đào tạo và bằng cấp
Thời gian học ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ở các trường phổ biến là 4 năm và cấp bằng cử nhân, số tín chỉ 130 - 135 tín chỉ, đối với trường Đại học Thủy lợi thời gian học là 4,5 cấp bằng kỹ sư và chương trình có 155 tín chỉ.
Học phí
Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ở hầu hết trường thu học phí từ 20 - 50 triệu đồng một năm. Như với Đại học Bách khoa Hà Nội, học phí chương trình chuẩn trung bình khoảng 22 - 28 triệu đồng một năm. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thu trung bình 27-34 triệu đồng một năm cho chương trình đại trà. Nhưng với trường đại học Thủy Lợi học phí khoảng 14 – 16 triệu đồng một năm.
Đội ngũ giảng viên: Các giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trình độ chuyên môn cao, trên 70% có trình độ tiến sĩ, đặc biệt có các Giáo sư, Phó giáo sư đầu ngành về lĩnh vực truyền thông di động 5G, thiết kế IC và thiết kế chế tạo Anten, thiết bị siêu cao tần cho mạng 5G.
Cơ sở vật chất: Phòng thí nghiệm Điện tử viễn thông có đầy đủ trang thiết bị thực hành, thí nghiệm cho sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học. Với phòng máy tính rộng 90 m2 phục vụ sinh viên thiết kế chế tạo mạch điện tử, chế tạo anten và thiết bị siêu cao tần, thiết kế IC, lập trình hệ nhúng, lập trình và phát triển các ứng dụng IoT. Các thiết bị đo kiểm siêu cao tần đến 5 GHz, đo kiểm truyền thông số và truyền thông quang.
Một số thiết bị thực hành, thí nghiệm
Cơ hội việc làm: Tùy theo hướng học chuyên sâu mà sinh viên có thể làm việc ở các vị trí:
- Vị trí kỹ sư thiết kế phần cứng, thiết kế anten, mạch siêu cao tần cho 5G, thiết kế IC, kỹ sư bảo hành thiết bị điện tử tại các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử như Công ty như các công ty: Samsung electronics, LG, Panasonic, Viettel R&D, VNPT technology, Intel, Infineon, Bosch, Qorvo.
- Vị trí kỹ sư thiết kế và phát triển các hệ thống nhúng, lập trình nhúng, phát triển các ứng dụng IoT cho các công ty làm về phần mềm nhúng và IoT như FPT Software, Viettel High Tech, VNPT Technology, Samsung, Toshiba, Panasonics, Nissan, LG Electronics.
- Vị trí kỹ sư vận hành, khai thác, triển khai hạ tầng mạng và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông như: Viettel, Mobifone, Vinaphone, VNPT, FPT telecom, Ericsson, Huawei, ZTE, Samsung, Dasan network…
- Vị trí kỹ sư quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh cho các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, khai thác hạ tầng mạng và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và phân phối các thiết bị điện tử viễn thông, công nghệ thông tin.
- Vị trí cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng,… liên quan lĩnh vực điện tử viễn thông và công nghệ thông tin.
Một số sản phẩm khoa học công nghệ của Bộ Môn
--------------------------------------------------------------------------
LIÊN HỆ TƯ VẤN: TS. Trần Văn Hội – Phụ trách Bộ môn Điện tử viễn thông.
Phòng 415A1 - 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Email: [email protected]
Nhóm tư vấn Zalo: https://zalo.me/g/pyqwnp778
Fanpage của BM: https://www.facebook.com/BomonDientuVienthongTLU/
Fanpage của khoa: https://www.facebook.com/KhoaDienDientuTLU