K62 - Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa chia chuyên ngành Hệ thống nhúng và IoT và Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa từ năm học 2023 - 2024

Bắt đầu từ Khóa 62, Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa sẽ phân thành hai chuyên ngành là Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa và Hệ thống nhúng và IoT. Thời điểm chia chuyên ngành từ năm học 2023-2024. Các sinh viên sẽ có 1.5 năm để học sâu về chuyên ngành mà mình đã lựa chọn. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về chương trình đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ từng chuyên ngành:

1. Chuyên ngành Hệ thống nhúng và IoT:

Sinh viên chuyên ngành Hệ thống nhúng và IoT sẽ học 13 học phần bắt buộc (44 tín chỉ), cụ thể: Hệ thống nhúng; Hệ điều hành nhúng thời gian thực; Lập trình với Python; Mạng máy tính và Internet; Đồ án hệ thống nhúng; Kiến trúc máy tính; Học máy và trí tuệ nhân tạo; Mạng cảm biến không dây; Kiến trúc và giao thức IoT; Đồ án hệ thống IoT; Mạng vô tuyến và di động; Thực tập tốt nghiệp; Đồ án tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, sinh viên có quyền lựa chọn 3/8 học phần (8 tín chỉ) sau: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật; Thiết kế mạch điện tử dùng máy tính; Hệ quản trị cơ sở dữ liệu; An toàn hệ thống nhúng và IoT; Nhập môn điện toán đám mây; Lập trình nhúng nâng cao; Lập trình điều khiển trên thiết bị di động; Khai phá dữ liệu.

Về cơ sở vật chất:


Phòng thí nghiệm Hệ thống nhúng và IoT được trang bị đầy đủ: Điều hòa, quạt, máy chiếu kèm âm thanh, ghế xoay…

Bài thí nghiệm lập trình và điều khiển Nhà thông minh.

 

Bộ máy tính lập trình nhúng Rasphery Pi4, Máy tính AI NVIDIA Jetson Nano Developer Kit A02, KIT Micro2440 S3C2440 ARM9 Board, KIT phát triển PIC - QL200B, KIT STM32F407VET6-M4, Kít ARM Cortex M4 STM32F407IGT6…

Các loại cảm biến dùng cho NCKH và các bài thực hành/thí nghiệm

Thiết bị tạo Điện áp và dòng điện một chiều DC (trên bên trái) và Máy hiện sóng (trên bên phải) phục vụ cấp nguồn và đo tín hiệu của mạch điện và thiết bị phát tần số (dưới).

2. Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa:

Với sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa sẽ được đào tạo các học phần bắt buộc (44 tín chỉ): Hệ thống điều khiển và giám sát (SCADA); Điều khiển số; Điều khiển nâng cao; Thực hành kỹ thuật điều khiển; Thực tập chuyên ngành 1 và 2; Đồ án tự động hóa I; Hệ thống truyền thông công nghiệp; Thực hành kỹ thuật điện công nghiệp; Đồ án tự động hóa II; Điều khiển quá trình; Điều khiển truyền động điện; Điều khiển robot công nghiệp; Thực tập tốt nghiệp; Đồ án tốt nghiệp.

Ngoài các môn học bắt buộc ở trên, sinh viên sẽ có một số môn học tự chọn (8 tín chỉ) như: Sử dụng máy tính trong phân tích hệ thống điều khiển; Khởi nghiệp; Vi điều khiển trong đo lường, điều khiển và tự động hóa; PLC nâng cao; Trang bị điện, điện tử cho máy công nghiệp; Mô phỏng và nhận dạng; Tư động hóa trạm bơm tưới tiêu; Điều khiển mờ và mạng nơron…

Về cơ sở vật chất:

Phòng thí nghiệm phục vụ chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa

Hệ thống lập trình và điều khiển PLC

Bảng điều khiển Robot

 

Thày và trò đang thực hiện thí nghiệm các mô hình điều khiển thiết bị, dây chuyền tự động hóa