Điểm sáng trong nghiên cứu khoa học trẻ lần thứ 31

Hội nghị nghiên cứu khoa học (NCKH) lần thứ 31 đã đi qua với biết bao nhiêu kỷ niệm với sinh viên trường Đại học Thủy lợi nói chung và sinh viên khoa Năng lượng nói riêng. Có thể nói các định hướng nghiên cứu khoa học phát triển tư duy, sáng tạo, và tính thực tiễn đã được quan tâm, thúc đẩy một cách đúng đắn. Đây chính là điểm mấu chốt để đánh giá chất lượng các đề tài NCKH.

Nghiên cứu khoa học phát triển tư duy, tính sáng tạo, và khả năng phân tích

Với tiêu chí nghiên cứu khoa học thúc đẩy phát triển tư duy, tính sáng tạo, và khả năng phân tích, tính thực tiễn, Ban chủ nhiệm khoa Năng lượng và các giảng viên đã rất tâm huyết hướng dẫn nhiều đề tài NCKH sinh viên, trong đó có nhiều đề tài mang tính thực tiễn cao. Nội dung nghiên cứu của các đề tài NCKH đã phủ hầu hết các hướng ứng dụng trong hai ngành đang được đào tạo tại khoa Năng lượng đó là ngành: Kỹ thuật điện, và ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

Trong lĩnh vực Kỹ thuật điện, các nghiên cứu tập chung đến các vấn đề giải quyết về tính toán, mô phỏng các hệ thống điện như tính toán tổn thất trong máy biến áp do dòng điện xoáy gây ra tư đó đưa ra các giải pháp về vật liệu, công nghệ trong chế tạo máy biến áp có hiệu suất cao; các đề tài áp dụng trong thực tiễn cao như nghiên cứu các công nghệ chống sét, mô phỏng phạm vi bảo vệ an toàn chống sét; các hướng nghiên cứu về tính toán lưới điện, mô phỏng lưới điện sử dụng các phần mềm ETAP, hay MATLAB cũng được thực hiện nhằm phân tích các vấn đề về ngắn mạch, quá trình quá độ, tính toán trào lưu công suất. Các vấn đề nghiên cứu trên rất hữu ích trong thực tế vận hành và thiết kế các hệ thống điện.

Trong lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, các nghiên cứu đã đang và hướng tới công nghệ mới đáp ứng cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0, các đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng khá cáo và tập chung vào một số các lĩnh vực như tự động hóa hoạt động của nhà máy sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản xuất; các lĩnh vực về điều khiển robot gắp sản phẩm, robot thăm rò điều khiển từ xa; tự động hóa nâng cao hệ số bù cosphi trong nhà máy điện; các lĩnh vực về truyền thông không dây sử dụng internet nhằm quan trắc các thông số như nhiệt độ, chất lượng nước, với mô hình này các thông số đó được truyền trực tiếp về Webserver; các lĩnh vực tự động hóa trong nuôi trồng thủy sản; tự động hóa dây truyền trong các nhà máy,…

Từ  giải nhất cấp trường đến giải khuyến khích VIFOTECH

Đề tài NCKH  “GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TỰ ĐỘNG HÓA HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG HỒ NUÔI TÔM”  do hai sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa thực hiện là Nguyễn Văn Phương, và Nguyễn Tiến Phú đạt giải khuyến khích “QŨY HỖ TRỢ SÁNG TẠO KHOA HỌC VIỆT NAM”. Đây là đề tài có tính ứng dụng thực tiễn cao, đáp ứng được các yêu cầu từ thực tế trong các khu nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. 

Bằng cách đo tự động các thông số như nhiệt độ, độ pH, độ mặn và lượng oxy hòa tan trong hồ, hệ thống tự động sẽ đưa ra các quyết định về vận hành hoạt động của các hệ thống quạt, máy nén khí, và tự động điều khiển lượng pH thích hợp. Các yếu tố trên giúp cho sinh trưởng và phát triển của tôm được tốt nhất. Đề tài đã được hội đồng khoa học của Khoa, của Trường đánh giá là rất khả thi khi áp dụng trong thực tế. 

Mô hình hệ thống giám sát các thông số nước trong hồ nuôi tôm

Nghiên cứu khoa học giúp sinh viên phát triển về tư duy, cách giải quyết vấn đề, khơi dậy đam mê, sáng tạo, và tinh thần khởi nghiệp.

NCKH giúp sinh viên rất nhiều trong học tập, và cả sau khi tốt nghiệp. Đã có rất nhiều sinh viên được các công ty trong nước nhận làm việc trong thời gian thực tập và làm đồ án tốt nghiệp với mức nước từ 10- 15 triệu. Đây chính là điểm mấu chốt để các Thầy, các Cô trong Khoa Năng lượng luôn hướng tới mục tiêu đào tạo chất lượng gắn với NCKH trong sinh viên, đào tạo để sinh viên ra trường có việc làm, đào tạo để sinh viên sẵn sàng với các thách thức,  đồng thời khơi dậy đam mê NCKH. Cách làm trên cho thấy là rất đúng đắn và hiệu quả, và điều này được thể hiện bằng các kết quả của sinh viên khi ra trường hầu hết tìm được việc làm, tiêu biểu là hai sinh viên đã đạt giải trong NCKH là Nguyễn Văn Phương, và Nguyễn Tiến Phú 56KTD- TĐH, hai sinh viên này đã được các công ty nhận đi làm trong thời gian thực tập và làm đồ án tốt nghiệp. Trao đổi với các em, các em có nói rằng “Nghiên cứu Khoa học giúp chúng em rất nhiều, từ cách định hình tư duy, phát triển tư duy để giải quyết các vấn đề trong thực tế, và điều quan trọng đó là không ngừng tìm các giải pháp tối ưu cho các vấn đề cần giải quyết, kiên trì, tân tâm, tận tụy giải quyết các công việc- đó là mấu chốt thành công”.

Một  mùa NCKH đã đi qua đọng lại rất nhiều kỷ niệm với Thầy và trò khoa Năng lượng. Xin cảm ơn các Thầy, các Cô trong Khoa Năng lượng đã hết lòng với công việc đào tạo, và luôn vun đắp, khơi dậy niềm đam mê NCKH trong sinh viên. Cảm ơn các thế hệ sinh viên Khoa Năng lượng đã luôn đồng hành, đóng góp của các bạn đã đang và sẽ xây dựng một môi trường học tập tốt, môi trường NCKH nhiều đam mê, sáng tạo, và môi trường khởi nghiệp cho các thê hệ sinh viên khoa Năng lượng tiếp nối.

 

                                                                                                                            Khoa Năng lượng